Lịch sử từ năm 1900 Thác_Victoria

Cầu Thác Victoria tạo tiền đề cho du lịch

Người châu Âu bắt đầu định cư tại khu vực quanh Thác Victoria từ khoảng năm 1900 theo nhu cầu của Cecil Rhodes thuộc Công ty Nam Phi Anh về các quyền khoáng sản và cho sự cai trị đế quốc với vùng phía bắc sông Zambezi, và sự khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như gỗ trong các khu rừng phía đông bắc ngọn thác và ngà voi cùng da thú. Trước năm 1905, có thể đi qua phía trên thác tại Old Drift, bằng canoe gỗ hay xà lan kéo bằng một dây cáp thép.[8] Tham vọng của Rhodes về một tuyến đường sắt Cape-Cairo đã tạo ra các kế hoạch cho cây cầu đầu tiên bắc qua sông Zambezi và ông nhấn mạnh rằng nó cần được xây dựng nơi hơi nước từ ngọn thác sẽ đổ thẳng xuống con tàu đang chạy qua, vì thế Họng thứ hai là địa điểm được lựa chọn. Xem bài chính Cầu thác Victoria để biết chi tiết.[6] Từ năm 1905 đường sắt đã tạo điều kiện cho những người da trắng từ tận Cape từ miền nam tới đây và từ năm 1909 là cả từ Congo thuộc Bỉ ở phía bắc. Ngọn thác ngày càng trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng trong thời cai trị thuộc địa Anh tại Bắc Rhodesia (Zambia) và Nam Rhodesia (Zimbabwe), với thị trấn Victoria Falls là trung tâm du lịch chính.

Nền độc lập của Zambia và UDI của Rhodesia

Năm 1964, Bắc Rhodesia trở thành nhà nước Zambia độc lập. Năm sau đó, Rhodesia đơn phương tuyên bố độc lập nhưng không được Zambia, Anh Quốc và hầu hết các quốc gia công nhận, dẫn tới một cuộc chiến tranh ở vùng phía nam sông Zambezi: Chiến tranh Zimbabwe-Rhodesia. Để đối phó với cuộc khủng hoảng mới xuất hiện, năm 1966 Zambia hạn chế hay chấm dứt việc đi lại qua biên giới; mãi tới năm 1980 họ mới mở cửa lại hoàn toàn. Con số du khách bắt đầu sút giảm, đặc biệt ở phía Rhodesia (Zimbabwe). Cuộc chiến ảnh hưởng tới Zambia bởi các cuộc tấn công quân sự, khiến nước này phải áp dụng các biện pháp an ninh gồm cho quân đồn trú và hạn chế đi lại qua các họng cũng như một số phần của thác.

Nền độc lập của Zimbabwe năm 1980 đã mang lại nền hoà bình khá vững chắc, và vào thập kỷ 1980 chứng kiến sự gia tăng trở lại của du lịch và sự phát triển của vùng như một trung tâm cho các môn thể thao nguy hiểm. Các hoạt động thể thao thường diễn ra gồm whitewater rafting ở các họng, nhảy bungee từ cây cầu, câu cá, cưỡi ngựa, đi thuyền kayak, và bay trên thác.[10]

Du lịch những năm gần đây

"Ghế Quỷ", một bể bơi được hình thành tự nhiên.Lối vào Thác Victoria

Tới cuối thập kỷ 1990, có tới 300,000 người tới thăm thác hàng năm, và con số này được hy vọng tăng lên tới hơn một triệu trong thập kỷ tiếp theo. Không giống như những vườn có tổ chức giải trí, Thác Victoria có nhiều du khách người Zimbabwe và Zambia hơn du khách nước ngoài bởi người bản địa có thể tới đây bằng xe bus và tàu hoả vì thế chi phí không lớn lắm.[10]

Hai quốc gia cho phép du khách thực hiện những chuyến thăm từ phía bên này sang bên kia mà không cần xin visa từ trước, nhưng visa cấp tại biên giới khá đắt, đặc biệt khi vào Zimbabwe. Năm 2008 Zambia đã tăng giá cấp visa của mình, và một công dân Hoa Kỳ hay Anh Quốc sẽ phải trả US$135 hay US$140 cho một visa ra vào nhiều lần cho thời hạn 3 năm. Công dân các quốc gia khác sẽ trả giá khác nhau cho visa 3 tháng, thường khoảng £50, nhưng có thể cần mua một visa mỗi lần vượt qua biên giới.[16]

Một đặc điểm nổi tiếng là một bể bơi được hình thành tự nhiên gọi là Ghế Quỷ, gần cạnh thác, có thể tới qua Đảo Livingstone. Khi dòng chảy con sông ở mức độ an toàn, thường vào các tháng 9 và 12, mọi người có thể bơi gần sát tới cạnh thác trong bể mà không sợ tiếp tục trôi qua cạnh và rơi xuống họng; điều này có thể nhờ một bức tường đá tự nhiên bên dưới mực nước ngay sát cạnh thác ngăn họ lại dù dòng nước chảy.[17]

Số lượng du khách tới từ phía Zimbabwe của thác từ trong lịch sử đã luôn cao hơn số du khách tới từ phía Zambia, vì các cơ sở hạ tầng du lịch ở đây phát triển hơn. Nhưng, số lượng du khách thăm Zimbabwe bắt đầu sụt giảm từ đầu những năm 2000 khi những căng thẳng chính trị giữa những người ủng hộ và phản đối tổng thống Robert Mugabe gia tăng. Năm 2006, tỷ lệ sử dụng phòng khách sạn phía Zimbabwea chỉ còn khoảng 30%, trong khi phía Zambia là gần như 100%, với mức giá lên tới US$630 mỗi tối.[18][19] Sự phát triển nhanh chóng đã khiến Liên hiệp quốc phải xem xét thu hồi vị thế Địa điểm di sản thế giới của Thác.[20] Ngoài ra, các vấn đề về rác thải và thiếu quản lý hiệu quả môi trường thác cũng đáng lo ngại.[21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thác_Victoria http://www.360travelguide.com/360VirtualTour.asp?i... http://www.abebooks.com/servlet/BookDetailsPL?bi=8... http://www.ens-newswire.com/ens/mar2002/ng%C3%A0y http://www.livingstonetourism.com http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=950... http://www.snopes.com/photos/natural/devilspool.as... http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2186... http://online.wsj.com/article/SB116734273561861856... http://www.zambiatourism.com/travel/places/victori... http://www.radio.cz/en/article/70921